CFDs là gì?
BOT Giao dịch tại MFTrading
Trước tiên, tôi khẳng định - Tài khoản của cá nhân tôi đang xử dụng EA. TIỀN THẬT - GIAO DỊCH 100% BỞI EA. Các bạn có thể tham khảo chiến lược MyFxbook.
Trong hướng dẫn này, MFTrading sẽ đưa ra thông tin toàn diện và đánh giá khách quan về CFDs để giúp bạn có thể xác định xem liệu đây có phải là những công cụ dành cho bạn hay không.
Hợp đồng Chênh lệch
CFD là viết tắt của Contracts for Difference - Hợp Đồng Chênh Lệch. Đây là một công cụ tài chính và cũng là một phương thức phổ biến để các nhà đầu tư có thể tham gia các thị trường tài chính. CFD được cung cấp bởi các nhà môi giới (brokers) bên cạnh những loại tài sản khác như Forex, hàng hóa hay kim loại giao ngay. Tuy nhiên, không giống như những loại tài sản nêu trên, CFDs là một dạng giao dịch phái sinh. Điều này có nghĩa là chúng được định giá dựa trên biến động của một tài sản cơ bản.
Tham gia hợp đồng
Khi lựa chọn giao dịch CFDs, các nhà giao dịch về cơ bản đang tham gia một hợp đồng với nhà môi giới. Nhà giao dịch (bên mua) và nhà môi giới (bên bán) cùng đồng ý một thỏa thuận đầu cơ dựa trên giá trị của một tài sản. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hình thức giao dịch CFDs và giao dịch truyền thống là:
CFDs cho phép các nhà giao dịch kiếm lời từ biến động giá của một tài sản cơ bản mà không cần thực sự sở hữu tài sản đó. Nhờ việc không cần sở hữu tài sản cơ bản, các nhà giao dịch CFD có thể giảm thiểu được rất nhiều chi phí và bất lợi của hình thức giao dịch truyền thống.
Giao dịch CFD là gì?
Vậy, chính xác thì CFD hoạt động như thế nào? Về cơ bản, lợi nhuận và thua lỗ trong giao dịch CFD sẽ được tính dựa trên thay đổi giá giữa thời điểm mở và đóng hợp đồng. Điều đó có nghĩa là nhà môi giới (bên bán) sẽ trả cho bạn mức chênh lệch tính theo mức giá khi hợp đồng bắt đầu và kết thúc. Nếu đó là một khoản lỗ, nhà giao dịch (bên mua) sẽ phải thanh toán mức chênh lệch cho nhà môi giới.
Khoản lãi/lỗ được tính bằng cách lấy thay đổi giá giữa thời điểm bắt đầu và kết thúc hợp đồng nhân với số đơn vị CFD của bạn. Các nhà giao dịch có thể giao dịch trên nhiều thị trường tài chính khác nhau thông qua CFDs.
Ví dụ, tại các broken, các nhà giao dịch CFD có thể lựa chọn các loại CFD cổ phiếu, chỉ số chứng khoán, hàng hóa hay tiền điện tử. Giao dịch CFD mang lại cho họ nhiều lợi ích hơn so với giao dịch truyền thống.
Cách giao dịch CFDs
Quy trình giao dịch CFDs với một nhà môi giới khá đơn giản. Sau khi mở tài khoản giao dịch thành công, bạn chỉ cần nạp tiền và lựa chọn loại tài sản để bắt đầu giao dịch. Hãy nhớ rằng bạn luôn luôn có thể thực hành giao dịch CFD trên tài khoản Demo tại LiteFinance trước khi bắt đầu giao dịch thực trên thị trường.
1. Lựa chọn công cụ
Lựa chọn loại CFD mà bạn muốn giao dịch cũng là một bước vô cùng quan trọng. Bạn không biết phải chọn loại nào? Hãy xem hướng dẫn giao dịch Forex cho người mới bắt đầu của chúng tôi để nắm được các loại tài sản mà bạn có thể lựa chọn. Chưa hết, hãy khám phá xem những thị trường nào đang được quan tâm nhất bằng cách theo dõi các bài viết phân tích thị trường mới nhất của chúng tôi.
2. Lựa chọn vị thế
Sau khi đã lựa chọn loại CFD mà bạn muốn giao dịch, việc tiếp theo cần làm đó là lựa chọn vị thế. Nói một cách đơn giản, nếu bạn nghĩ rằng giá của tài sản sẽ tăng lên, bạn có thể mở một vị thế mua (long). Ngược lại, nếu bạn nghĩ giá của tài sản sẽ giảm xuống, bạn có thể mở một vị thế bán (short).
Để quyết định nên mở vị thế nào, bạn có thể sử dụng các chỉ báo, đồ thị và tín hiệu giao dịch. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các chiến thuật và chỉ báo phổ biến, hãy xem hướng dẫn chiến thuật Forex của chúng tôi.
Tiếp theo, bạn hãy lựa chọn kích thước vị thế (khối lượng lệnh) mà mình muốn mở. Giá trị của một đơn vị CFD sẽ phụ thuộc vào loại tài sản mà bạn giao dịch; vì thế, hãy tính toán số đơn vị CFD sao cho phù hợp nhất với chiến thuật giao dịch của bạn.
3. Lựa chọn nền tảng giao dịch
CFDs có thể được giao dịch trên những nền tảng phổ biến nhất, trong đó có MetaTrader 4 (MT4) và MetaTrader 5 (MT5). Những nền tảng này đã được trang bị mọi công cụ cần thiết để bạn có thể giao dịch CFDs, bao gồm hơn 50 chỉ báo kỹ thuật và công cụ đồ thị. Bạn cũng có thể giao dịch trên các ứng dụng di động; những ứng dụng này cho phép bạn theo dõi các khoản lãi/lỗ trong thời gian thực từ bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào.
BOT Giao dịch tại MFTrading
Trước tiên, tôi khẳng định - Tài khoản của cá nhân tôi đang xử dụng EA. TIỀN THẬT - GIAO DỊCH 100% BỞI EA. Các bạn có thể tham khảo chiến lược MyFxbook.
Ví dụ về giao dịch CFD
Vậy là, bạn đã hiểu được những điều cơ bản cũng như cách tính toán các khoản lợi nhuận/thua lỗ khi giao dịch CFD (lấy thay đổi giá giữa thời điểm bắt đầu và kết thúc hợp đồng nhân với số đơn vị CFD của bạn). Bây giờ, hãy cùng xem cách tính toán này sẽ được áp dụng như thế nào trong thực tế nhé!
Giao dịch CFD hoạt động như thế nào?
Để ước tính lợi nhuận thu được, bạn chỉ cần tính toán mức chênh lệch giữa giá đóng và giá mở lệnh. Ví dụ, nếu giá đóng lệnh là 31.94, mức chênh lệch sẽ là 0.58. Lấy 0.58 nhân với số đơn vị CFD của bạn, bạn sẽ dễ dàng tính toán được mức lợi nhuận/thua lỗ đối với giao dịch của mình.
Ký quỹ và Đòn bẩy CFD
Mức ký quỹ và đòn bẩy là 2 yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi giao dịch CFDs. Một trong những ưu điểm chính của việc giao dịch CFD đó là bạn chỉ cần đặt cọc một khoản tiền nhỏ trong tổng giá trị giao dịch.
Đòn bẩy đối với CFDs thường cao hơn so với giao dịch truyền thống. Đòn bẩy càng cao, số tiền đặt cọc mà các nhà giao dịch cần để mở một vị thế càng nhỏ. Điều này có thể giúp họ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, mặt trái của đòn bẩy là nó có thể làm gia tăng khoản thua lỗ. Các nhà giao dịch có thể sử dụng máy tính ký quỹ và đòn bẩy của các broken để tính toán các mức cần thiết đối với từng loại tài khoản.
Các thị trường CFD
Giao dịch CFD trên rất nhiều thị trường khác nhau Tại các broken, bạn có thể giao dịch:
- Hàng hóa
- Chỉ số chứng khoán
- Cổ phiếu
- Tiền điện tử
Các tài khoản giao dịch CFD
Tại các sàn giao dịch họ cung cấp rất nhiều loại tài khoản dành cho giao dịch CFD. Những loại tài khoản này phù hợp với cả các nhà giao dịch mới lẫn những người đã có kinh nghiệm. Mức đòn bẩy và ký quỹ của chúng cũng rất phong phú.
- Tài khoản Standard
- Tài khoản Cent
- Tài khoản Cổ phiếu
- Tài khoản Demo
Lịch sử của các nhà cung cấp CFD
Các nhà cung cấp CFD cho phép các nhà giao dịch tham gia thị trường với nhiều mức ký quỹ, loại tài khoản và nền tảng giao dịch khác nhau. CFD trên thực tế vẫn là công cụ khá mới mẻ - nó mới chỉ đến với thị trường bán lẻ vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, thị trường này đã chứng kiến sự phát triển rất nhanh.
Các nhà cung cấp CFD trực tuyến đã liên tục đa dạng hóa các công cụ giao dịch, bao gồm cả các công cụ phái sinh. Ngày nay, trường Đại học Kinh Tế London ước tính rằng các tài khoản CFD đã chiếm hơn một phần ba tổng số giao dịch trên thị trường chứng khoán ở Anh.
Những ưu/nhược điểm của giao dịch CFDs
CFDs được ưa dùng bởi các nhà đầu tư vì chúng đem lại rất nhiều lợi ích. Nhờ việc không cần phải sở hữu tài sản cơ bản, các nhà giao dịch có thể giảm thiểu được rất nhiều chi phí so với hoạt động giao dịch truyền thống.
Ưu điểm
- Đòn bẩy cao hơn
- Kiếm lợi nhuận trong cả hai chiều tăng và giảm
- Nhiều cơ hội giao dịch hơn
Nhược điểm
- Spread
- Rủi ro
Kết luận: MFTrading tin rằng một nhà giao dịch thành công là một nhà giao dịch được đào tạo bài bản. Những nhà giao dịch có hiểu biết vững chắc về thị trường và xây dựng những chiến thuật với sự nghiên cứu kỹ lưỡng có mức độ thành công cao hơn khi giao dịch thực. Chính vì thế, học về giao dịch một cách bài bản là rất quan trọng; điều đó sẽ giúp bạn có thể tự xây dựng được một chiến lược giao dịch cá nhân hoàn chỉnh. Xây dựng chiến thuật giao dịch sẽ giúp giảm thiếu các ảnh hưởng của cảm xúc trong quá trình đưa ra quyết định mua bán.